Ông Kasai ghi nhận, việc người dân đồng lòng và tuân thủ nghiêm các quy định giãn cách xã hội do Chính phủ ban hành cũng góp phần giúp những nỗ lực chống dịch Covid-19 của Việt Nam phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, ông Kasai khuyến cáo, cuộc chiến chống Covid-19 vẫn còn dài. Quan chức này mong muốn Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới tiếp tục nâng cao cảnh giác, cân nhắc dỡ bỏ giãn cách xã hội theo từng bước để dập dịch thành công.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam mới phát hiện 268 ca nhiễm virus corona chủng mới và không có bất kỳ trường hợp nào trong số đó tử vong. Số liệu này thấp hơn nhiều so với hầu hết các quốc gia khác ở Đông Nam Á và phần còn lại trên thế giới.
Theo Sputnik, xét về số lượng người mắc Covid-19, Việt Nam đang đứng thứ 119/212 trên thế giới và 6/11 ở khu vực Đông Nam Á. Việt Nam đã có 5 ngày liên tiếp không ghi nhận thêm bất kỳ ca mắc mới Covid-19 nào. Trong đó, 216/268 bệnh nhân đã được chữa khỏi, chiếm 80% tổng số ca bệnh.
" alt=""/>WHO ca ngợi công tác phòng chống dịch CovidViện Khoa học và Công nghệ Okinawa (OIST) cho biết, đã thiết kế thành công thiết bị quang khắc cực tím EUV có thể giảm đáng kể chi phí sản xuất chất bán dẫn từ 7nm trở xuống.
Không chỉ vậy, thiết bị này còn có thiết kế đơn giản hơn hệ thống thông thường của ASML, chẳng hạn như giảm xuống chỉ còn hai gương chiếu sáng quang học, thay vì sáu chiếc mặc định.
Về hiệu suất, nhóm nghiên cứu công bố, hệ thống này cho phép hơn 10% năng lượng EUV ban đầu đến được các tấm wafer, so với khoảng 1% trên các cấu hình tiêu chuẩn.
Với kết cấu đơn giản và rẻ hơn thiết bị của ASML, dòng máy EUV mới nếu được sản xuất hàng loạt, có thể định hình lại ngành sản xuất máy đúc chip, từ đó tác động đến toàn ngành bán dẫn.
Ngoài ra, một trong những lợi thế của máy là tăng độ tin cậy và giảm sự phức tạp trong việc bảo trì. Giảm đáng kể điện năng tiêu thụ cũng là một điểm mạnh của hệ thống mới.
OIST đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho công nghệ và cho biết, sẽ tiếp tục phát triển máy quang khắc EUV để đưa vào ứng dụng thực tiễn. Thị trường máy EUV toàn cầu dự kiến tăng từ 8,9 tỷ năm 2024 lên 17,4 tỷ USD năm 2030.
Trường học Mỹ cấm học sinh sử dụng điện thoại
Khi năm học mới bắt đầu, hàng loạt các bang của Mỹ như Indiana, Louisiana… đang chạy đua để cấm sử dụng điện thoại di động trong trường học.
Khảo sát năm 2024 của tổ chức Pew Research cho thấy, học sinh sử dụng điện thoại là nỗi đau đầu với giáo viên.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Guardian, Thống đốc New York Kathy Hochul nhận xét: "Tôi đã chứng kiến những thuật toán gây nghiện thu hút những người trẻ tuổi, bắt cóc họ theo nghĩa đen và cầm tù trong một không gian nơi họ bị cắt đứt khỏi kết nối con người, tương tác xã hội và hoạt động bình thường trong lớp học”.
Đó là lý do tại sao các tiểu bang đang muốn ngăn chặn học sinh sử dụng smartphone tràn lan. Cho đến nay, ít nhất 8 tiểu bang ở Mỹ đã thông qua luật, ban hành lệnh hoặc áp dụng các quy tắc để hạn chế điều này.
Vấn đề không chỉ đơn giản là một số trẻ em và thanh thiếu niên dùng các ứng dụng như Snap, TikTok và Instagram trong giờ học, khiến bản thân và bạn cùng lớp mất tập trung. Ở nhiều trường học, chúng còn sử dụng điện thoại để bắt nạt, bóc lột tình dục và chia sẻ video đánh nhau.
Tuy nhiên, việc cấm điện thoại rất khó thực thi nếu không có quy tắc áp dụng trên toàn trường.
Intel bán tháo cổ phần tại Arm
Intel đã bán 1,18 triệu cổ phần tại hãng thiết kế chip hàng đầu châu Âu - Arm trong bối cảnh "gã khổng lồ" công nghệ trụ sở California phải cân đối lại bảng kế toán.
Thương vụ được cho là đem lại cho Intel gần 147 triệu USD, dựa trên giá cổ phiếu trung bình của Arm từ tháng 4 đến tháng 6 vừa qua.
Theo báo cáo tài chính mới nhất, tính đến cuối tháng 6, Intel có tiền mặt và các khoản tương đương tiền là 11,3 tỷ USD, trong khi đó, khoản nợ phải trả rơi vào khoảng 32 tỷ USD.
Việc thoái vốn khỏi Arm diễn ra trong bối cảnh Intel đang trải qua giai đoạn tài chính hỗn loạn. Vào đầu tháng 8, Intel công bố kế hoạch cắt giảm chi phí 10 tỷ USD, cùng với đó là sa thải 15.000 nhân viên, xoá bỏ cổ tức quý 4 tài chính, cũng như giảm chi tiêu vốn.